[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
Giá tiêu dự báo "biến động bất ngờ" sau cuộc họp của VPA, nguyên nhân sâu xa là gì?
Giá tiêu dự báo "biến động bất ngờ" sau cuộc họp của VPA, nguyên nhân sâu xa là gì?
Cuối tuần trước, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA tổ chức cuộc họp đột xuất gồm lãnh đạo Hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu trong nước và doanh nghiệp FDI. Mục đích cuộc họp đột xuất này nhằm đánh giá thị trường hồ tiêu đang bất thường, tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu.
Giá tiêu tăng bất ngờ, khan hiếm nguồn hàng
Ông Nguyễn Duy Tường - Giám đốc Công ty TNHH Bách Sinh, một đơn vị kinh doanh hồ tiêu ở tỉnh Đăk Nông cho biết, cuộc họp này diễn ra khi nguồn hàng đang bị găm lại trong nội địa, mà chưa bán ra nhiều.
Các doanh nghiệp xuất khẩu đang rất thiếu hàng xuất khẩu, nhất là đối với những đơn vị đã ký hợp đồng giao xa trước đó. Việc tổ chức cuộc họp trong lúc này có thể khiến khách hàng nước ngoài biết được điểm yếu của thị trường trong nước.
Ông Tường chia sẻ, việc cố tình để khách hàng nhìn thấy thực trạng đang diễn ra có thể là dụng ý khác. Qua đó, mong muốn khách hàng nước ngoài chấp nhận mua tiêu theo giá nội địa để các đơn vị xuất khẩu bớt thiệt hại (?).
Những thông tin từ cuộc họp của VPA cho thấy, không loại trừ việc doanh nghiệp tính đến phương án mua hàng ở thị trường nước ngoài để thay thế nguồn hàng trong nước đang bị đứt đoạn chuỗi cung ứng.
Nhiều nông dân thu hoạch hồ tiêu nhưng chưa vội bán ra
Hoặc là, doanh nghiệp trong nước phải thương lượng với đối tác nước ngoài nhằm lùi thời gian giao hàng; thậm chí chấp nhận phương án đền bù hợp đồng bán hàng đã ký trước đó...
Phương án này chấp nhận doanh nghiệp thua lỗ vài chục tỷ đồng còn hơn là để khách hàng nước ngoài không mua. Khi đó xuất khẩu hồ tiêu sẽ còn thiệt hại nhiều hơn.
Bối cảnh mà Việt Nam đang dẫn dắt giá hồ tiêu thế giới, ít nhất là tới lúc này, theo ông Tường, không hoàn toàn mang giá trị tích cực. Bởi vì, giá hồ tiêu nội địa tăng cao nhưng không có hàng hoá để lưu thông trên thị trường.
Giá tiêu tăng cao, đương nhiên nông dân Việt Nam có lợi trước mắt. Nhưng trong bài toán kinh doanh tổng thể, đồng tiền từ túi người này chạy sang túi người khác trong khi hàng chưa ra khỏi Việt Nam.
"Tình hình kinh doanh vốn đã căng thẳng, sẽ còn tiếp tục căng thẳng sau cuộc họp khẩn của VPA", ông Tường nhận định.
Sẽ còn tăng nữa?
Ông Phạm Thanh Chung – Giám đốc HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) cho biết, giá tiêu tăng cao đã được dự đoán trước. Giá tiêu ở Bình Phước đã vượt mốc 70.000 đồng/kg trước khi diễn ra cuộc họp của VPA.
Nhưng giá tiêu càng tăng thì càng khiến người trồng tiêu chưa muốn bán ra do áp lực tâm lý chờ đợi. "Điều này làm mất cân bằng cung cầu. Sau cuộc họp của VPA, giá cả sẽ còn tiếp tục biến động bất ngờ", ông Chung nói.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), người không được mời dự cuộc họp vừa qua của VPA, cho rằng: Giá tiêu vượt ngưỡng 70.000 đồng/kg sớm hơn dự định là một bất ngờ.
Tuy nhiên, thị trường hồ tiêu căn bản là do thị trường cung cầu điều tiết. Chắc chắn khách hàng nước ngoài sẽ phải mua hàng của Việt Nam. "Chưa thể đoán trước được diễn biến thị trường còn bất ngờ đến đâu nhưng thiếu nguồn cung, giá tiêu sẽ còn giữ ở mức cao", ông Bính nói.
Nông dân Gia Lai thu hoạch hồ tiêu, hiện giá tiêu tại đây đã tăng lên khoảng 71.000 đồng/kg đầu giá. Ảnh: Trần Hiền
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, việc đứt gãy chuỗi cung ứng hồ tiêu hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ mối liên kết không bền chặt giữa nông dân, doanh nghiệp. Thị trường hồ tiêu lâu nay mạnh ai nấy làm. Khi nông dân có điều kiện nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn, tính chủ động trong việc bán hàng sẽ cao hơn.
"Làm ăn thì chấp nhận có lời có lỗ. Khi giá xuống tới đáy, nông dân lãnh trọn, không ai chia sẻ. Đến khi giá lên, doanh nghiệp cũng không thể yêu cầu nông dân san sẻ với mình", ông Bính nói.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng đầu năm 2021 của cả nước đạt 30.291 tấn; gảm 25,3% so với cùng kỳ.
Tại cuộc họp tuần trước, VPA nhận định giá hồ tiêu tăng cao như những ngày qua là "bất thường", trong khi giá xuất khẩu chưa tăng tương ứng. Cụ thể, trong những ngày gần đây, trên các vùng nguyên liệu giá tiêu nội địa liên tục tăng cao, từ mức 56.000 đồng/kg ngày 3/3/2021 tăng đến 70.000 đồng/kg ngày 11/3/2021.
Nguồn : Dân Việt.vn
Bán hơn nửa triệu tấn nhân điều, Việt Nam thu về 2,95 tỷ USD
Giá tiêu hôm nay 18/5/2023: Quay đầu giảm nhẹ
Sản xuất lúa Đông Xuân: Tránh "được mùa rớt giá"
Giá nông sản hôm nay 30/8: Giá cà phê nhích nhẹ, giá tiêu đi ngang