[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
PHÂN BÓN CHO THANH LONG
1. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC
Cây Thanh long thuộc họ xương rồng, thân leo, có rễ khí sinh, bám vào cây to hoặc trên bờ tường, hoa giống hoa quỳnh. Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 300 gram, có quả to nặng 500 gram. Quả thanh long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua, có chất bổ máu, có giá trị xuất khẩu cao.
Thanh long dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn và phù sa (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh)… tuy nhiên Bình Thuận là địa phương tỏ ra thích hợp nhất. Thích ứng với các độ pH đất khác nhau, chịu mặn kém. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30-50 cm, pH thích hợp trong khảng 5-7.
Cây Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, không chịu được lạnh. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây ốm yếu và lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ ánh sáng quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long. Nhiệt độ thích hợp từ 20-34oC.
Cây Thanh long có khả năng chịu hạn, không chịu được úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800-2.000 mm/năm, nếu thiếu hay thừa nước sẽ gây rụng hoa, thối trái. Cần chủ động nước tưới trong mùa khô.
2. KỸ THUẬT CANH TÁC
a. Thời vụ
Cây Thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thích hợp nhất:
Tháng 10 - 11: Thời gian này thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành, lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa, ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú ý tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.
Tháng 4 - 5: Đối với các vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa , tuy nhiên xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.
b. Chuẩn bị đất
Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Thanh long phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát.
Đất cao: công việc chuẩn bị là cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi trôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu từ 10-20 cm, đường kính 1,5m, bón lót rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
Đất thấp: chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương khoảng 40cm. Nếu bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi rút nước phải bón phân để cây phục hồi lại, nhưng năng suất sẽ không cao.
c. Chuẩn bị cây trụ
Có thể trồng trụ gỗ, trụ gạch, xi măng hoặc cây sống để trồng thanh long. Hiện nay trụ xi măng được sử dụng phổ biến, trụ có kích thước dài 2-2,2m, cạnh vuông từ 15-20 cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5-1,6 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5-0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20-25 cm được bẻ cong theo hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long. Nguyên nhân hạ thấp trụ là vì giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau đến đầu trụ, dễ chăm sóc và thu hoạch hơn, qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần. Việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây, nhưng nếu trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn hơn.
d. Chuẩn bị hom giống
Chọn những cành đạt tiêu chuẩn như sau:
- Tuổi cành trung bình từ 1-2 năm tuổi trở lên (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho trái).
- Chọn các cành có gốc cành bắt đầu hóa gỗ nhằm hạn chế bệnh thối cành khi đặt hom xuống đất.
- Chiều dài hom tốt nhất là từ 50-70cm.
- Hom khỏe, mập, có màu xanh đậm, sạch bệnh.
- Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, sau 10-15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
e. Mật độ trồng
Mật độ 1.100-1.200 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3m x 3m.
f. Đặt hom
Đặt từ 3-4 hom quanh trụ, đặt hom cạn 0-5cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
g. Nhu cầu dinh dưỡng
Hiện chưa có nhiều thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Đạm là nguyên tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây, kiến tạo năng suất. Thiếu đạm cây sẽ bị vàng và sinh trưởng chậm. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây, có tác dụng thúc đẩy bộ rễ phát triển. Kali là nguyên tố quan trọng ở nhiều khía cạnh: đồng hóa cacbon, hình thành protein, vận chuyển đường.Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây thanh long hút nhiều chất kali nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, cây cần một số nguyên tố trung lượng như: Canxi, Magiê, lưu huỳnh. Đặt biệt, cây thanh long rất cần các chất vi lượng như kẽm, sắt, mangan, bo, molypden.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản : từ khi trồng mới đến 1-2 năm tuổi cây thanh long cần có tỷ lệ đạm và lân cao để phát triển bộ rễ, thân và nảy nhiều chồi, kali trung bình hoặc thấp giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, trung vi lượng vừa đủ giúp cho cây phát triển cân đối, vì lúc này cây chỉ sinh trưởng thân cành và bộ rễ mà chưa cho quả.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón của các nhà vườn chuyên cho cây thanh long, công ty Đất Xanh xin giới thiệu các dòng sản phẩm chuyên dùng cho thanh long ứng với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển như sau:
Bón lót: Hữu Cơ Vi Sinh Đất Xanh 2-5 kg + 50-80 gram NPK 20-20-15+Bo+TE Đất Xanh/trụ.
Bón thúc lần 1: 20-30 ngày sau trồng bổ sung 250-350 gram NPK 20-20-15+Bo+TE Đất Xanh/trụ.
Bón thúc lần 2: cách bón thúc lần trước 90 ngày bổ sung 350-400 gram NPK 20-20-15+Bo+TE Đất Xanh/trụ.
Bón thúc lần 3: cách bón thúc lần trước 90 ngày bổ sung 350-400 gram NPK 20-20-15+Bo+TE Đất Xanh/trụ.
Hằng năm đầu mùa mưa bón bổ sung thêm 10-15 kg phân chuồng hoai hoặc 2-5 kg Hữu Cơ Vi Sinh Đất Xanh/trụ.
Thời kỳ kinh doanh : năm thứ 3 trở đi cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần hàm lượng kali cao để làm quả ngon ngọt và chắc hơn, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
Bón thúc lần 1(khoảng tháng 10) : Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt cành tạo tán, tiến hành bón bổ sung 15- 20 kg phân chuồng hoai hoặc 2-5 kg Hữu Cơ Vi Sinh Đất Xanh + 400-500 gram NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/trụ. Mục đích nhằm thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.
Bón thúc lần 2 (khoảng tháng 12): bón 400-500 gram NPK 16-16-8 + Bo + TE Đất Xanh/trụ để thúc đợt cành thứ 2.
Bón thúc lần 3 (khoảng tháng 02 năm sau): Bón 400-500 gram NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/trụ thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.
Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung 400-500 gram NPK 20-9-20 + Bo + TE Đất Xanh/trụ từng đợt trong thời gian cây nuôi quả, giúp lớn trái, chống rụng trái non, tăng hàm lượng đường, thanh long ngọt, màu sắc bóng và đẹp hơn.
Khi bón phân nên đào rãnh cách gốc từ 50-60cm sau đó lấp đất vào gốc, tránh không làm đứt nhiều rễ. Sau khi bón phân nên tưới nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu. Cần kết hợp với là cỏ, dùng rơm rạ mục phủ vào gốc để giữ ẩm cho cây.
Phân Bón Đất Xanh Đồng Hành Tin Tưởng!