[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
PHÂN BÓN CHO LÚA
1. CHỌN GIỐNG
Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ.
Chọn giống thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương theo khuyến cáo của Khuyến nông & Cục Trồng trọt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và vượt qua được biến động bất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao. Tiêu chuẩn hạt giống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.
- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.
- Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
Một số giống triển vọng như: ST19, Jasmine, IR 50404,..
2. THỜI VỤ GIEO TRỒNG
Tùy thuộc vào mùa vụ, thời gian sinh trưởng, đặc tính của giống, đất đai, điều kiện sinh thái của từng vùng, tình hình sâu bệnh…
- Vụ đông xuân: Sạ từ 15/11 – 15/12
- Vụ mùa: Sạ từ 15/5 – 15/6.
3. CHUẨN BỊ ĐẤT
Lần 1: Cày trước khi sạ 15-20 ngày kết hợp bón vôi khử chua.
Lần 2: Trước khi sạ phay đất thật tơi và nhuyễn, trang phẳng mặt ruộng, làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng.
4. BIỆN PHÁP GIEO SẠ
a. Chuẩn bị hạt giống
Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.
b. Biện pháp gieo sạ
Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
5. BÓN PHÂN
Để tạo ra 1 tấn lúa, cây lấy đi từ đất 24-28 kg N, 7-9 kg P2O5, 28-32 kg K2O và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các dinh dưỡng cho cây từ đất là không đủ, do đó cần bổ sung phân bón từ bên ngoài. Bón phân cho lúa chia thành 3 giai đoạn mạ, đẻ nhánh và làm đòng.
Sử dụng sản phẩm “ĐẤT XANH TE 01” bón cho lúa giai đoạn bón thúc lần 1 và bón thúc 2 với đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây lúa. Liều lượng bón được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1 Liều lượng bón ĐẤT XANH TE 01 cho lúa
(NSG : ngày sau gieo)
Bón thúc lần 3 (thúc phân hóa đồng): Sử dụng sản phẩm “ĐẤT XANH TE 02” giúp tăng số bông, số hạt và chiều dài bông lúa. Lượng dùng : 150-170 kg/ha (đất phù sa); 180kg-200kg/ha (đất phèn) và 200-220 kg/ha (đất xám bạc màu).
6. QUẢN LÝ NƯỚC
Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.
Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng, duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.
Chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số sâu hại tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
Vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, bón phân cân đối, khi cây bị bệnh ngưng bón đạm khi hết bệnh bón phân NPK và phun phân bón qua lá, không gieo sạ dày, chọn giống kháng bệnh.
8.THU HOẠCH
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Nên thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhằm tiết kệm được công lao động.
Thu hoạch vào những ngày nắng ráo.