Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

PHÂN BÓN CHO CÂY MÍA

 

         Mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn, thời gian sinh trưởng dài từ 10 đến 15 tháng nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng hơn các cây trồng khác. Các chất khoáng chứa trong mía với một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong đời sống của nó như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng khác. Các chất này một phần có sẵn trong đất, phần chủ yếu còn lại do được cung cấp dưới các dạng phân bón như phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi lượng v.v....

 

        Chính vì vậy phân bón đầy đủ, cân đối và đúng lúc cho mía sẽ đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây làm tăng năng suất nông nghiệp và chất lượng nước mía (tỷ lệ đường trên mía cao), đồng thời giúp cho khâu chế biến được thuận lợi (lắng trong, kết tinh tốt).Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng yêu cầu về dinh dưỡng của cây mía khác nhau.

 

           Vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với đời sống cây mía

 

* Phân đạm (N ):

 

          Tác dụng của phân đạm là giúp cho cây mía mọc khỏe, đâm nhiều nhánh, mật độ cây cao. Ruộng mía được bón đầy đủ đạm cây phát triển mạnh, tốc độ vươn lóng nhanh, bộ lá xanh tốt. Ở cây mía, nó có thể hấp thụ một lượng đạm rất lớn trong những tuần đầu của giai đoạn phát triển. Lượng đạm được dự trữ trong giai đoạn đầu này rất quan trọng, nó giúp cho cây có sức trong suốt quá trình phát triển về sau.

 

           Bón đạm nhiều, mất cân đối với các nguyên tố khác (lân và kali) và bón quá muộn, cây mía sẽ bị vóng, chứa nhiều nước, dễ bị sâu bệnh, đỗ ngã và hàm lượng đường sacarô trên mía thấp, chất lượng nước ép kém.

 

* Phân lân (P2O5):

 

          Là một trong ba loại phân đa lượng quan trọng tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía. Tác dụng chính của phân lân là: Giúp cho cây phát triển tốt bộ rễ nhờ đó sự hấp thụ dinh dưỡng, nước được tốt hơn, khả năng chịu hạn tăng lên.

 

           Ngoài ra, lân còn có tác dụng làm cho cây đâm nhiều nhánh, khỏe, vươn cao nhanh hơn và giữ cân bằng giữa đạm - lân - kali giúp cho cây mía phát triển hài hòa giữa năng suất và chất lượng. Đối với công nghiệp chế biến đường, bón đủ lân sẽ giúp cho quá trình lắng trong nước mía và kết tinh đường được thuận lợi.

 

          Theo quy trình hướng dẫn, mỗi hecta mía bón trong khoảng 50 -120kg P2O5/ha. Đất mía của ta hầu hết là thiếu lân, nhất là vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy trong thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía việc bón lân đầy đủ là hết sức cần thiết.

 

* Phân kali (K2O): 

 

            Là loại phân đa lượng cây mía cần nhiều nhất. Tác dụng chính của kali là tổng hợp tinh bột và đường. Bón đủ kali sẽ làm tăng hàm lượng đường trong mía và cây mía chín sớm hơn, giúp mía kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Đất thiếu kali sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng cây mía.

 

Bón lót:

 

        - Đất trồng mía có pH dưới 5, cần bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với lượng từ 800 - 1.000 kg/ha.

 

         - Bón Hữu Cơ Vi Sinh Đất Xanh 5-10 tấn/ha.

 

         - Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 - 3 cm.

 

Bón thúc:

 

         Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, liều lượng trung bình khuyến cáo:

 

Bón

Thời gian

Loại phân

Lượng bón

(kg/ha/lần)

Thúc lần 1

20-30 Ngày sau trồng

(Thời kỳ cây con)

NPK 20-20-15

250-300

NPK 16-16-8

350-400

Thúc lần 2

2 Tháng sau trồng

(Thời kỳ đẻ nhánh)

NPK 22-20-15

250-300

NPK 20-9-20

250-300

Thúc lần 3

4 Tháng sau trồng

(Thời kỳ vươn lóng)

NPK 18-8-18

300-350

NPK 16-8-16

350-400

         

     Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm. Phân được rải đều dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA