Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

PHÂN BÓN CHO CÂY CÓ MÚI

 

 

Cây có múi là loại cây có thời gian mang trái từ khi trổ bông đến thu hoạch rất dài, thường từ 7-10 tháng tùy theo thì giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Do đó, trong bón phân để nuôi trái cần chú ý chia ra nhiều lần bón trong giai đoạn này thì trái mới phát triển tốt và cho năng suất cao được.

 

Đặc điểm chung của cây có múi là có sự phân hóa hoa xảy ra khi gặp khô hạn; khi cây được cung cấp nước trở lại sẽ ra hoa. Do đó, ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện bình thường thì cây trổ hoa vào đầu mùa mưa sau đợt khô hạn của mùa nắng. Tuy nhiên, hiện nay nông dân đã chủ động xiết nước (tạo khô hạn) để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn. Ngay cả trong mùa mưa, để tạo khô hạn cho đất liếp, nông dân đã dùng những tấm cao su đậy liếp ngăn chặn nước mưa và xiết nước để giúp cây phân hóa mầm hoa. Sau đó bón phân và tưới nước để cây ra bông. Vì vậy, phân bón có vai trò quan trọng trong việc để giúp cây trổ bông rộ và nhiều. Ngoài ra bón đúng loại phân trong giai đoạn này sẽ cho ra nhiều bông lá, là loại bông giúp hoa dễ đậu trái và cho trái to sau này.

 

Phẩm chất trái cây có múi bao gồm hình dáng bên ngoài, kích thước trái, cấu trúc vỏ, độ nhẵn, màu sắc vỏ trái và cả chất lượng bên trong. Đặc trưng biểu hiện bằng những yếu tố như lượng dịch trái, tổng số chất hòa tan và độ chua, đây là khâu quyết định để đưa sản phẩm cung ứng cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Những tiêu chuẩn trên được quyết định bởi công thức phân bón hợp lý trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

 

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi

 

Cây có múi cần hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm, nhất là ở thời kỳ nở hoa và khi cây ra đọt non cây cần được cung cấp nhiều dưỡng chất. Vai trò của các dưỡng chất và triệu chứng thiếu biểu hiện như sau:

 

Chất Đạm: Đạm có vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất trái. thiếu đạm  lá có màu xanh vàng nhạt, chồi không được dài và cành con có triệu chứng chết khô. Cây bị thiếu đạm có trái nhỏ, nhạt màu, vỏ trái nhẵn, mỏng, dai, trái bị chín ép. Mặc dù cây có múi cần nhiều đạm, nhưng cần tránh bón thừa đạm vì có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của trái.

 

Chất Lân: Lân có tác dụng giúp tán lá phát triển tốt, cải thiện màu sắc lá, tăng số lượng cành mang trái và cải thiện phẩm chất trái. Những cây còn non có bộ rễ phát triển kém cần được bón nhiều phân lân. Cây bị thiếu lân thì tốc độ sinh trưởng giảm, lá mỏng, màu xanh tối, nhỏ hơn bình thường và có thể rụng sớm, những lá già ngả màu hồng; trái có thể rụng nhiều trước khi chín, trái nhỏ rất chua, vỏ dầy, thô và thường rỗng ruột, phẩm chất kém. 

 

Chất kali:  Cây có múi có nhu cầu kali cao, nhất là khi cây ra trái và trái đang lớn. Việc cung cấp kali vào giai đoạn trái trưởng thành còn giúp trái chín nhanh, màu sắc đẹp hơn và vỏ trái dày thích hợp cho việc vận chuyển xa. Triệu chứng thiếu kali thể hiện lá bị quăn queo, nhỏ, trở nên dai, mất diệp lục, rụng hàng loạt sau khi ra hoa, chồi non bị thui, trái nhỏ, ảnh hưởng đến năng suất. 

 

Cùng các nguyên tố trung, vi lượng: bên cạnh những vai trò tích cực mà các nguyên tố đa lượng mang lại, thì các nguyên tố trung và vi lượng lại có vai trò không kém phần quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây có múi. 

 

2. Bón phân cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây từ 1-3 tuổi):

 

* Bón lót : 15-20 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-5 kg Hữu cơ vi sinh Đất Xanh + 0,5kg vôi bột+ 300-400 gram Super Lân Đất Xanh. Toàn bộ số phân trên trộn đều với lớp đất được đào lên, sau đó cho vào lấp đầy hố, để sau 30 ngày thì đặt bầu trồng cây.

 

* Bón Thúc:

 

+ 150-200 gram NPK 22-20-15+Bo+TE Đất Xanh/lần/cây bón vào đầu mùa mưa.

 

+ 100-150 gram NPK 22-20-15+Bo+TE Đất Xanh/lần/cây bón vào cuối mùa mưa.

 

3. Bón phân cho cây giai đoạn kinh doanh

 

3.1. Lượng bón cho cây từ 4-6 tuổi

 

Sau thu hoạch: 400-500 gram NPK 22-20-15 Đất Xanh/gốc/lần.

 

Trước ra hoa: 250-300 gram/gốc/lần Đất Xanh 20-20-15.

 

Giai đoạn nuôi trái:  450-500 gram/gốc/lần Đất Xanh 20-10-20.

 

Thời điểm trước thu hoạch (1-2 tháng): 150-200 gram/gốc/lần Kali Đất Xanh.

 

3.2. Lượng bón cho cây từ 7-9 tuổi: dựa vào tuổi cây và khả năng cho trái của cây có thể tăng lượng bón từ 10-15% so với lượng phân bón cho cây giai đoạn 4-6 tuổi.

 

 

Cuốc rãnh sâu xung quanh, rộng 30cm hoặc đào thành những hố rộng 20-30cm, sâu 20-30cm, phân trộn đều với nhau, rắc vào rãnh hoặc hố, lấp đất, tưới nước, kết hợp với làm cỏ, tủ gốc.

 

 

 

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA