Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

PHÂN BÓN CHO CÂY CAO SU

 

1.YÊU CẦU SINH THÁI

* Nhiệt độ

      - Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ trung bình 22oC-30oC (Nhiệt độ thích hợp là 26-28oC). Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình khai thác mủ và sinh trưởng của cây.

       - Trên 30oC mủ nhanh đông hoặc có thể đông ngay trên miệng cạo và gây hiện tượng khô mủ.

       - Nhiệt độ dưới 18oC tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại.

       - Dưới 5oC cây bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô, cây chết.

* Mưa và ẩm độ

     - Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 - 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều… Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ.

      - Về độ ẩm không khí, cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.

* Gió

     - Cây cao su ưa lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp.

* Ánh sáng

     - Cây cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bóng râm.

    - Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau.

* Đất đai và địa hình

     - Đất trồng cây cao su có độ dốc dưới 30°.

     - Do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu, mực nước ngầm sâu >1m. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ.

     - Đất tơi xốp, thoát nước tốt. Hàm lượng hữu cơ trong đất >2,5% rất thích hợp cho cao su.

        + Vùng đất đỏ: hàm lượng hữu cơ cao khoảng 2,6%.

        + Vùng đất xám; nghèo hữu cơ (khoảng 1%), do đó khi  trồng cao su trên đất xám cần bón nhiều phân hữu cơ.

pH thích hợp là 4,5-5,5.

2THỜI VỤ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG

* Thời vụ

    - Thời điểm bắt đầu vụ trồng tùy thuộc vào chế độ mưa và chế độ nhiệt hằng năm. Ở nhiều nơi người ta tiến hành trồng mới vào đầu mùa mưa, để cây có thể sinh trưởng trong một thời gian dài đủ ẩm trước khi phải chịu đựng một mùa hạn gay gắt  (Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Tây Nguyên, Tây Bắc, Lào và Campuchia: trồng từ 15/5 đến 15/8).

    - Tuy nhiên, nhiều nơi như ở phía Bắc Miền Trung việc trồng vào đầu mùa mưa thường gặp nhiều bất lợi như lượng mưa quá lớn, quá lạnh nên cây con thường sinh trưởng chậm hoặc tỉ lệ chết cao do đó thường trồng vào lúc gần cuối mùa mưa để tránh những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết (trồng từ 15/9 đến 30/11).

     - Trồng dặm cũng được thực hiện trong thời vụ nêu trên và kéo dài tối đa 1 tháng sau thời vụ trồng.

* Mật độ, khoảng cách

 

Hạng đất

Ia

Ib

IIb

IIIb

Mật độ

476

512

555

571

Khoảng cách

7x3

6x5

6x3

7x2,5

 

     - Vùng đất thuộc hạng Ia (độ sâu tầng đất > 150-200cm).

     - Vùng đất thuộc hạng Ib (độ sâu tầng đất > 120-150cm).

     - Vùng đất thuộc hạng IIb (độ sâu tầng đất  >=120-150cm; 80-120cm).

     - Vùng đất thuộc hạng IIIb (độ sâu tầng đất >=  80-120cm).

* Kỹ thuật trồng

    - Yêu cầu trước tiên của việc trồng cây con ra đại trà là phải bảo đảm cho mắt ghép nằm ngang với mặt đất tự nhiên.

     - Sau khi định được vị trí của mắt ghép với mặt đất phải dặm chặt đất quanh rễ của cây stump, để kích thích phát sinh rễ từ rễ cọc của cây stump và để giữ nước xung quanh rễ trong giai đoạn đầu.

    - Nếu trồng bầu thì phải cắt bỏ phần túi nilon bọc ngoài nhưng phải giữ cho bầu đất còn nguyên vẹn. Khi trồng phải dặm chặt đất quanh ngoài bầu đất để tránh vỡ bầu sau khi đã trồng. 

   - Sau trồng 1 tháng có thể kiểm tra vườn trồng để tiến hành trồng dặm ngay cho đến lúc cây đã có 2 tầng lá ổn định thì ngưng trồng dặm trong năm trồng mới.

    - Việc trồng dặm có thể lại được tiến hành trong mùa mưa năm sau bằng những cây dặm có nhiều tầng lá để có thể đuổi kịp những cây trồng mới năm trước.

3. CHĂM SÓC CAO SU SAU TRỒNG

a, Cỏ dại

     - Cần diệt sạch cỏ trước khi trồng mới bằng cơ giới, thủ công hoặc hoá chất.

     - Năm trồng mới: sau khi trồng xong, phải tạo mặt bằng trên hàng kết hợp với làm sạch cỏ quanh gốc cao su bán kính 1,0m, làm cỏ 2 - 3 lần năm. Khi làm cỏ trên hàng không được kéo đất ra khỏi gốc cao su.

     - Đối với đất dốc bình quân >100, phải làm cỏ theo bồn để chống xói mòn rữa trôi đất. Đối với vùng đất thấp trũng hoặc đất thuộc rừng khộp nghèo ngập úng, làm cỏ kết hợp với vun gốc cao hơn mặt đất tự nhiên ít nhất 10cm để hạn chế úng cục bộ trong mùa mưa.

       - Năm thứ hai làm cỏ 3 - 4 lần năm cách gốc cao su mỗi bên 1,5 m.

       - Từ năm thứ ba trở đi, kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ 2 lần năm vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa.

b,Tủ gốc và quét vôi chống nắng

      - Trong hai năm đầu, tủ gốc bằng cỏ, thảm phủ họ đậu hoặc tàn dư thực vật từ cây trồng xen vào cuối mùa mưa. Trước khi tủ gốc phải xới váng quanh gốc, tủ theo hình vành khăn cách gốc 10cm, bán kính tủ gốc ít nhất 1m, dày tối thiểu 10cm, sau đó phủ lên một lớp đất dày khoảng 5cm.

     - Đối với những vùng đất trũng thấp, ngập úng khi tủ gốc, vun gốc cao 15 - 20cm, bán kính 1m quanh gốc cao su.

      - Vùng có ảnh hưởng nắng nóng kéo dài gây cháy nắng cho cây cao su thì tiến hành quét vôi (nồng độ 5%) đoạn thân hoá nâu, chiều cao 1m tính từ mặt đất trước khi khép tán.

c, Nhu cầu dinh dưỡng

     - Cao su cần N, P, K, S, B, Cu, Zn, Fe, Mn…Tuy nhiên, nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ. Nguồn cung cấp dưỡng chất từ đất cho cây cao su thường không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây. Vì thế việc bón phân bổ sung cho cây là điều cần thiết.Vai trò của các yếu tố đa lượng đối với cây cao su:

       Đạm (N)

           +  Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. N có thể làm tăng chu vi thân (vanh), tăng mật độ lá và làm cho lá có màu xanh đậm.

            + Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali, việc bón đạm góp phần làm tăng hàm lượng K và P trong lá. Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su.

           + Ngoài ra đạm còn tham gia tích cực trong sự gia tăng sinh khối của cây, sản lượng gỗ (khối lượng và thể tích gỗ). Cây cao su cần nguyên tố đạm với khối lượng tương đối lớn so với các chất dinh dưỡng khác.

      Kali (K2O)

          + Kali là chất điều tiết quá trình trao đổi chất, nó cũng rất cần cho quá trình  trưởng thành của lá. Nó góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hoá của tế bào như tổng hợp nên các amino acid, protein, hô hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hoá khác. Kali có ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ.

            + Khi thiếu Kali hàm lượng Mg trong mủ tăng lên làm cho mủ dể bị đông trên đường cạo. Vì thế, bón kali có thể hạn chế được bệnh khô cành, tăng tính chống chịu gió bão, khắc phục một phần bệnh khô mặt cạo.

     Lân (P2O5)

              + Lân là yếu tố cấu thành nên acid nucleic trong nhân tế bào, cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh. Nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các enzyme, trong các phản ứng sinh hoá và cho sự hô hấp của cây.

             + Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả. Nhu cầu lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và cây có nhu cầu cao khi còn non.

Bón phân cho cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản

       - Liều lượng và chủng loại phân bón: liều lượng và chủng loại phân bón theo hạng đất và tuổi cây quy định.

                + Hạng đất I

          Tuổi cây 1 năm : bón 75-80 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

        Tuổi cây 2-6 năm : bón 150-160 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

                + Hạng đất II

          Tuổi cây 1 năm : bón 90-100 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

         Tuổi cây 2-7 năm : bón 180-190 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

                 + Hạng đất III 

           Tuổi cây 1 năm : bón 100-110 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

         Tuổi cây 2-8 năm : bón 200-220 kg phân bón NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/ha/năm.

         - Số lần bón phân được chia làm 2 lần bón trong năm.

               + Năm trồng mới: bón lần thứ nhất sau khi trồng mới 1 tháng, bón lần thứ hai cách lần thứ nhất ít nhất một tháng. Nơi có thời vụ trồng mới từ tháng 9 - 11, chỉ bón một lần.

               + Năm thứ hai trở đi: bón hai lần vào đầu mùa mưa và trước cuối mùa mưa ít nhất 1 tháng.

        - Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và vùng miền núi phía Bắc), bón phân lần cuối trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm.

         - Cách bón:

               + Từ năm thứ nhất đến đầu năm thứ tư cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi.

                + Từ cuối năm thứ tư trở đi, bón phân vào băng rộng 1m giữa hai hàng cao su. Các vườn có hố ép xanh và tích mùn và trên đất dốc >100, phải bón phân vào hố. Trước khi bón cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật tại chỗ.

♦ Bón phân cho cao su kinh doanh

         - Liều lượng và chủng loại phân bón: liều lượng và chủng loại phân bón theo hạng đất và năm cạo.

 

Bảng 1. Liều lượng phân bón NPK 20-9-20+Bo+TE Đất Xanh

bón thúc cho cao su kinh doanh

Năm cạo

Hạng đất

I

II

III

1 - 10

300 - 350

350 - 400

400 - 450

11- 20

400 - 450

                                                                              Đơn vị: Kg/ha

         - Số lần bón và thời vụ bón : chia lượng phân ra bón làm 2 lần năm.

              + Lần 1: bón 2/3 lượng phân vào đầu mùa mưa khi đủ ẩm.

            + Lần 2: bón số lượng phân còn lại vào gần cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng.

         - Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm.

         - Cách bón: trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1,0 - 1,5m giữa 2 hàng cao su hay hố tích mùn.

* Lưu ý: Liều lượng khuyến cáo trên có thể được điều chỉnh tùy tình trạng thực tế từng vườn cao su. Nhưng áp dụng lượng phân này sẽ rất thuận lợi công bón, chỉ có 1 loại phân nhưng cân đối về tỷ lệ dinh dưỡng cho cao su khai thác để có năng suất và hiệu quả kinh tế tối ưu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA