Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

PHÂN BÓN CHO CÀ PHÊ

 

 

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà phê chính: Arabica và Robusta

 

       + Cà phê vối (Robusta) chiếm sản lượng cà phê trên thế giới là 39%, ở Việt Nam đây là giống cây cà phê được đa số bà con nông dân lựa chọn trồng và canh tác.

 

        + Cà phê chè (Arabica) chiếm sản lượng cà phê trên thế giới là 61%.

 

        + Cà phê mít chiếm sản lượng rất ít chỉ chiếm không tới 1% sản lượng cà phê.

 

1.YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÀ PHÊ

 

a, Yếu tố khí hậu

 

       + Nhiệt độ:

 

 

Nhiệt độ thích hợp để cà phê chè sinh trưởng phát triển là 19-23oC, chịu rét hơn loài cà phê vối.

 

Nhiệt độ thích hợp để cà phê vối sinh trưởng phát triển là trong khoảng nhiệt độ 24-26oC. Nhưng chịu nóng tốt hơn cà phê chè.

 

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trong khoảng 9-12oC, cà phê có hương vị thơm ngon hơn, tỷ lệ nhân/quả tươi cao hơn. 

 

       + Nước: Lượng mưa thích hợp cho cà phê vối sinh trưởng phát triển tốt là 1.500-2.000mm, cà phê chè là 1.200-1.500mm.

 

       + Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng tán xạ. Do đó yêu cầu khi canh tác cây cà phê, nhất định phải trồng hệ thống cây che bóng. Quang hợp tốt trong khoảng cường độ ánh sáng từ 23.000 - 27.000 lux.

 

      + Độ cao vùng sinh thái: Độ cao thích hợp nhất cho cà phê là 800-2.000m, ở độ cao này cà phê đặc biệt thơm ngon như ở Kenia, Colombia, Ethyopia, Tanzania đều có độ cao 1.300-2.100m.

 

       Tuy nhiên độ cao từ 500m cũng đủ cho năng suất phẩm chất ổn định. Ở nước ta có một số vùng như Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La, Ngọc Linh (Gia Lai, Kon Tum) có độ cao 1.000m là nơi lý tưởng để sản xuất cà phê chè có chất lượng cao.

 

b, Đất trồng cà phê

 

 

      Cây cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát… nhưng thích hợp nhất vẫn là nhóm đất đỏ bazan.

 

       Độ dày tầng canh tác: Có độ dày >1m. Đất gần nguồn nước và có mạch nước ngầm thích hợp là >1,5m.

 

       Chỉ số pH của đất thích hợp từ 5,0-6,0.

 

c, Mật độ, khoảng cách trồng cà phê 

 

      Cà phê vối: Mật độ trồng phổ biến đối với đất tốt và đất bằng phẳng là 3m x 3m (tương đương 1.118 cây/ha).

 

        Đất dốc nhiều trồng 3m x 2,5m (tương đương 1.300 cây/ha).

 

        Cà phê chè: mật độ trồng 1m x 2m (khoảng 4000 cây/ha).

 

d, Thời vụ trồng cà phê

 

        Các tỉnh phía Bắc: Thời vụ chính từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6, thời vụ phụ vào đầu tháng 2.

 

        Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Bắt đầu trồng từ 15/5 đến 15/7, thời vụ thích hợp nhất là trong tháng 6 ở Tây Nguyên.

 

2. CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ

 

2.1 Chăm sóc cà phê vào mùa khô

 

a, Kỹ thuật tạo hình - tỉa cành

 

          Tạo hình cân đối thích hợp cho cây cà phê, khung tán phát triển khỏe, có độ cao hợp lý tạo không gian hợp lý giữa các cây, thuận tiện cho việc chăm sóc thu hoạch để cho năng suất cao.

 

          Tạo môi trường thuận lợi giúp cho cây có khả năng cho năng suất cao đồng thời hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh bằng cách loại bỏ các cành vô hiệu (cành sâu bệnh, già yếu, ít có khả năng cho quả...) ở những vị trí không thuận lợi.

 

           Kích thích sự phát triển các cành tơ ở vị trí thích hợp, có nhiều khả năng cho quả (cành hữu hiệu), làm cơ sở cho việc ra hoa quả nhiều.

 

            Hạn chế được sự ra quả cách năm và giảm nguy cơ khô cành, khô quả.

 

            Cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả.

 

          Nguyên tắc là cắt tại các cành ở phía dưới gốc trước sau đó lần lượt lên phía trên ở những năm về sau. Riêng đối với cà phê vối trên mỗi đoạn cành chỉ ra hoa, quả 1 năm. Những năm sau không ra hoa, quả nữa do đó hoa, quả được hình thành ngày càng xa gốc, ở những đoạn cành đã ra hoa, quả sẽ hình thành các cành thứ cấp.Tùy theo mức độ ra quả trên các đốt nhiều hay ít, độ lớn cả cành và sự phát sinh của cành thứ cấp mà quyết định vị trí nơi cắt cành. Do đó việc nắm rõ những đặc tính mang trái trên các loại cây từ đó có biện pháp tác động phù hợp.

 

b, Tưới nước

 

 

          Với đặc tính của cây cà phê, vào cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm hoa và mầm hoa vẫn tiếp tục phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa đã phát triển hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi được tưới nước hay có lượng mưa dưới 15mm thì sau 5-7 ngày hoa sẽ nở, thời gian có thể dài hơn nếu trước đó hoa chưa phát triển đầy đủ. Do vậy, việc tưới nước mùa khô vừa đảm bảo nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa giúp điều khiển quá trình ra hoa đồng loạt, tập trung của cây.

 

         Tưới đợt 1: sau thu hoạch, cắt tỉa cành, để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (khi mầm hoa có dạng mỏ sẻ hay đầu nụ bạc trắng) thì tiến hành tưới. Việc tưới đợt 1 rất quan trọng giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.

 

           Tưới đợt 2: tưới đẫm cách đợt 1 ít nhất 25-30 ngày, nhằm tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2. Mục đích nhằm hạn chế trường hợp bị non hoa và rụng trái non vào mùa mưa, đồng thời giúp cho các năm sau ra hoa tập trung.

 

c, Bón phân 

 

 

          Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cà phê không giống nhau. Cà phê chè có nhu cầu về kali và canxi cao hơn cà phê vối. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng không giống nhau. Bón phân cho cà phê cần được thực hiện khác nhau ở 2 thời kỳ sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng( thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cà phê chưa có quả), ngoài việc cung cấp cho cây cà phê N và P, còn rất cần cung cấp các nguyên tố đảm bảo cho năng suất và chất lượng quả như : kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, bo.

 

           Bón phân cho cây cà phê thời điểm này vô cùng quan trọng, thời điểm này cây cà phê cần lượng đạm cao lân dễ tiêu và kali ít cùng các nguyên tố vi lượng vừa đủ giúp kích thích cây phân hóa mầm hoa nhanh không bị sượng khi ra hoa, tỷ lệ hoa đậu trái cao và chống chịu được với điều kiện khô hạn.

 

          Bón 0,3-0,4 kg NPK 20-5-6 +S + Bo + TE Đất Xanh/gốc/lần với chất dinh dưỡng được bổ sung một cách đầy đủ.

 

2.2 Chăm sóc cà phê vào mùa mưa

 

         Đầu mùa mưa: tiến hành bón bổ sung 10-15 kg phân chuồng hoai hoặc 2-3 kg Hữu Cơ Vi Sinh Đất Xanh + 0,3-0,4 kg NPK 20-20-15 + Bo + TE Đất Xanh/gốc/lần.

 

          Giữa mùa mưa: bón 0,2-0,3 kg NPK 18-8-18 + Bo + TE Đất Xanh/gốc/lần.

 

           Cuối mùa mưa: bón 0,3-0,4 kg NPK 20-9-20 + Bo + TE Đất Xanh/gốc/lần.

 

          Lưu ý: Trong quá trình bón phân cần chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, tình trạng sâu bệnh của cây để tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý, khi bón rải đều cách gốc 5 – 6 cm xới một lớp đất lấp lên phân để tránh việc thấp thoát phân nếu thời điểm bón phân trùng với thời điểm làm bồn thì nên rải quanh bồn rồi tưới nước giữ ẩm. Nếu đất bị chua cần chủ động bổ sung thêm Super Lân Đất Xanh cho đất.

 

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA