[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
Giá tiêu hôm nay 1/8: Tiệm cận mức thấp nhất 50 năm
Qua khảo sát giá tiêu hôm nay tại các tỉnh phía Nam như: Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước cho thấy tình hình thị trường tiêu đầu tuần vẫn chưa có sự chuyển biến, giá tiêu tiếp tục trầm lắng và có nguy cơ giảm sâu vào những ngày tiếp theo trong tuần.
Tại Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Đắk Lắk, Đồng Nai giá tiêu sau một tuần giảm mạnh, thì hôm nay vẫn duy trùy giá 50.500đồng/kg. Và hiện tại vẫn chưa có sự thay đổi mới, thực tế cho thấy thị trường tiêu biến động ngày càng lớn, sau một tuần giảm mạnh, đầu tháng giá tiêu vẫn tiếp tục dậm chân tại chỗ.
Giá tiêu hôm nay tiếp tục đứng giá, người trồng lo ngại
Trong hai tuần qua Bà Rịa-Vũng Tàu là vẫn là tỉnh có mức giá giá hồ cao nhất đang giữ ở mức 53.000 đồng/kg. Hiện giá hồ tiêu vẫn được các doanh nghiệp, đại lý thu mua quanh mức 51.000 – 53.000 đồng/kg.
Giá xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giao dịch tại cảng Sài Gòn của Việt Nam giảm trong tháng 7/2018 khiến giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.379 USD/tấn, giảm tới 61,5% so với cùng kỳ năm 2017. Xu hướng này cùng chiều với xu hướng giá chung của hầu hết các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới, trừ Brazil có giá xuất khẩu hạt tiêu đen ổn định trong tháng 7.
Có thể thấy giá tiêu trên thị trường hiện tại tạo nên thách thức lớn đối với ngành tiêu Việt Nam. Nguy cơ rất cao trong những ngày tiếp theo giá tiêu sẽ giảm sâu, giảm mạnh vào những tuần tiếp của tháng 8. Và để giá tiêu có thể ổn định sớm thì ngành tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh mô hình trồng chuẩn quốc tế, khoa học và mang lại chất lượng cao. Tạo thương hiệu, uy tín trên thị trường quốc tế.
Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2018
Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam trong tháng 7/2018 ước đạt 21 nghìn tấn, với giá trị đạt 64 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 153 nghìn tấn và 517 triệu USD, tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 36,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Qua đây có thể thấy được lượng giá tiêu giảm rất lớn so với năm 2018.
Thị trường xuất khẩu tiêu bất ổn
Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 vẫn chủ yếu là Hoa Kỳ (với 87,4 triệu USD, chiếm 19,3%), Ấn Độ (với 39,5 triệu USD, chiếm 8,7%), Pakistan (với 22,6 triệu USD, chiếm 5,0%), Đức (với 19,1 triệu USD, chiếm 4,2%), và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (với 17,4 triệu USD, chiếm 3,8%). Trong đó, lượng xuất khẩu sang các thị trường đều tăng mạnh, trừ Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Có thể nói thị trường tiêu Việt Nam không thể mở rộng hơn ngoài các nước truyền thống.
Theo thống kê thì trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 11,7 nghìn tấn, tăng 4,4 nghìn tấn (tương đương 59,4%); Hoa Kỳ đạt 23,6 nghìn tấn, tăng 1,8 nghìn tấn (tương đương 8,5%); Pakistan đạt 6,9 nghìn tấn, tăng 1,6 nghìn tấn (tương đương 29,9%) và Đức đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 810 tấn (tương đương 20,1%). Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt 5,6 nghìn tấn, giảm tới 2,6 nghìn tấn (tương đương 31,8%).
Tuy nhiên theo dự đoán thì tình hình giá tiêu trên thế giới sẽ tiếp tục giảm sâu và tác tác động không nhỏ đến thị trường tiêu Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần phải tăng cường phương thức trồng trọt để có thể tạo ra sản phẩm tiêu chất lượng, uy tí, tạo nên thương hiệu để cạnh tranh được sản phẩm tiêu của các quốc gia khác.
Nguồn: Tintaynguyen.com