[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
Ngành phân bón kỳ vọng có được môi trường cạnh tranh bình đẳng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa đưa nội dung xem xét thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón vào chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Sản xuất phân ure tại nhà máy Đạm Cà Mau
Ngay từ năm 2015, khi Luật thuế số 71/2014/QH13 (Luật thuế 71) bắt đầu có hiệu lực, hầu hết doanh nghiệp phân bón trong nước đều bất ngờ khi Luật 71 chuyển phân bón từ đang chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% sang diện không chịu thuế, thay vì thuế VAT 0% như kỳ vọng của doanh nghiệp và nông dân.
Bởi giữa thuế VAT 0% với không chịu thuế chỉ khác nhau về câu chữ nhưng bản chất vấn đề lại khác nhau hoàn toàn. Do vậy, Bộ Công Thương, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các doanh nghiệp phân bón đều kiến nghị sửa đổi Luật thuế 71, bởi khi áp dụng đã bộc lộ quá nhiều bất cập.
Luật thuế 71 ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp phân bón?
Cần phải hiểu rằng, thuế VAT 0%, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sẽ được khấu trừ thuế VAT các nguyên liệu đầu vào, nhưng nếu phân bón thuộc diện không chịu thuế VAT thì toàn bộ các khoản thuế VAT đầu vào của doanh nghiệp phân bón như: khí, điện, hóa chất, vận tải, nguyên liệu, thậm chí cả thiết bị đầu tư không được khấu trừ.
Chính vì vậy, lợi nhuận và doanh thu của khối doanh nghiệp phân bón sụt giảm rõ rệt. Luật thuế 71 lại vô tình giúp cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam vì phân bón sản xuất nước ngoài đã được khấu trừ thuế VAT đầu vào tại nước sở tại nên lợi thế cạnh tranh với phân bón nội địa là rất lớn.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ khi thực hiện Luật 71 giá thành phân Ure trong nước tăng 7,2 - 7,6%, phân DAP tăng 7,3 - 7,8%, phân Super lân tăng 6,5 - 6,8%, phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2 - 6,1%... so với những năm còn áp dụng thuế VAT 5% đối với phân bón. Nguyên nhân giá phân bón tăng là do không được khấu trừ thuế VAT đầu vào nên các doanh nghiệp phân bón phải hạch toán toàn bộ khoản chi phí VAT đầu vào vào giá thành sản phẩm, và người cuối cùng sử dụng sản phẩm là nông dân phải gánh chịu. Điều này đi ngược lại với mong muốn ban đầu là kéo giảm giá bán phân bón, mang lại lợi nhuận cho bà con.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), thuế VAT là thuế gián thu, suất thuế đánh trên người tiêu dùng cuối cùng là nông dân. Tuy nhiên, vai trò là nhà sản xuất nếu chính sách thuế đánh trên đầu vào của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp với triết lý cao nhất phải bảo tồn phát triển vốn thì chi phí đầu vào, bao gồm cả nghĩa vụ về tài chính với chính sách Nhà nước sẽ được hạch toán vào giá thành sản phẩm bán cho nông dân, là dựa trên cơ sở giá thành và cộng với biên lợi nhuận.
Thế nhưng Luật thuế 71 sửa đổi năm 2014 lại quy định rằng phân bón là mặt hàng không chịu thuế VAT nên sản phẩm đầu ra không chịu thuế nên thuế VAT nguyên liệu đầu vào không được khấu trừ.
Quan sát số liệu Hiệp hội Phân bón Việt Nam gửi lên theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ, lượng phân hóa nhập khẩu không ngừng gia tăng và đã tăng lên 40% sau khi áp dụng Luật thuế 71 sửa đổi, và các nhà sản xuất phân bón trong nước thì điêu đứng nhiều doanh nghiệp lợi nhuận liên tục sụt giảm, ngay cả thuận lợi như TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) là doanh nghiệp khá thiên thời địa lợi đặt ở vùng logistics rất tốt, nhà máy khấu hao xong nhưng lợi nhuận cũng sụt giảm, đủ để thấy sau 6 năm Luật 71 có hiệu lực đã ảnh hưởng rất lớn lên doanh nghiệp phân bón, thế nhưng có những đại biểu vẫn nghĩ rằng là đấy là chính sách hỗ trợ nông dân.
Mong có được môi trường cạnh tranh bình đẳng
“DCM không đòi hỗ trợ chính sách, chỉ mong có được sự cạnh tranh bình đẳng với phân bón nhập khẩu. Doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và người nông dân rất mong có được chính sách thuế công bằng với các nhà sản xuất phân bón nước ngoài bằng cách điều chỉnh Luật thuế VAT, mấy % cũng được nhưng đầu ra bao nhiêu thì phải được khấu trừ đầu vào bấy nhiêu, như thế mới đảm bảo cân bằng về mặt thuế VAT. Như DCM năm rồi đặt ra mục tiêu lợi nhuận chỉ có 54 tỷ đồng trong khi tiền thuế lên đến gần 350 tỷ đồng”, bà Hiền chia sẻ.
Năm 2020 được xem là năm thắng lớn của ngành phân bón, tăng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận, và năm 2021 được dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ tăng mạnh, vì giá lúa gạo luôn duy trì ở mức cao trong năm qua kích thích nông dân mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế cho năm 2021 cả hai doanh nghiệp đầu ngành phân bón như DPM và DCM điều đưa ra những con số khá khiêm tốn, giảm đến 50% - 70% so với năm 2020.
Vấn đề được bà Hiền chia sẻ: “Doanh nghiệp lệ thuộc vào nguồn khí như DCM và DPM đều đưa ra phương án theo quan điểm thận trọng khi đề ra mục tiêu. Mục tiêu lợi nhuận của DCM còn ảnh hưởng bởi sản phẩm mới là NPK đưa ra thị trường. Sản phẩm phân bón phức hợp mới cần phải có chi phí để hỗ trợ xâm nhập thị trường nên sẽ có tác động nhất định đến lợi nhuận chung.
Bên cạnh đó, thuế VAT cũng là một nguyên nhân nữa khiến các doanh nghiệp thận trọng với chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm. Đối với DPM thuế VAT đầu vào một năm khoảng 350 tỷ đồng còn DCM nếu như có nhà máy phân bón phức hợp thì thuế VAT đầu vào phải hơn 400 tỷ đồng”.
Nguồn: nhipsongdoanhnghiep