[email protected]
-
TỔNG GIÁM ĐỐC: 0915.555.444
-
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC: 0942.555.444
-
GIÁM ĐỐC KINH DOANH : 0948.555.444
-
PHÒNG KẾ TOÁN: 0938.555.444
-
VĂN PHÒNG CÔNG TY: 0968.555.444
-
Email: [email protected]
Niềm vui mới cho người sử dụng phân bón
Sau văn bản hướng dẫn thi hành mới được ban hành tháng 3, trong tháng 4 này, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón. Đây được coi là “phao” cứu sinh cho loại vật tư nông nghiệp vốn rất quan trọng cho người nông dân.
Người dân lo lắng vì phân bón giả
Vài tháng trở lại đây, liên tục các vụ phân bón giả được phát hiện tại khắp các tỉnh thành trên cả nước đã gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Ông Nguyễn Đắc Tranh (xã Lãng Ngâm - huyện Gia Bình – Bắc Ninh) chia sẻ, năm 2013, tôi đã từng mua phải phân NPK giả để bón cho cây lúa. Khi bón xong, cây lúa không phát triển. Mang phân đi hòa vào nước để bón cho cây trồng khác thì phân bón đó không hòa tan được và bị vón hòn. Vì vậy, tôi lại phải mua thêm các loại phân bón khác để bón bổ sung cho cây trồng. Việc mua phải phân bón giả kém chất lượng đã gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng và khiến gia đình tôi thiệt hại lớn kinh tế. Bởi mỗi vụ, tôi mất bốn triệu đồng mua phân nhưng vì mua phải phân bón giả, kém chất lượng, tôi phải mua bổ sung hai triệu đồng tiền phân bón để bón tiếp. Đây là số tiền rất lớn với gia đình tôi.
Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, phân bón giả còn khiến người nông dân rất hoang mang, lo lắng. Chị Nguyễn Thị Thêu (nông dân – xã Tự Nhiên – huyện Thường Tín) cho biết, tôi rất lo lắng vì dạo này nghe tivi, đài phát thanh nói rất nhiều về chuyện phân bón giả. Nhà tôi làm nông, cả nhà chỉ trông vào bốn sào cả lúa và rau, nếu lỡ mua phải phân bón giả thì thiệt hại nhiều lắm, vì vừa mất tiền mua phân bón, cây trồng lại hư hỏng. Ở làng tôi chưa có vụ phân bóngiả nào bị phát hiện, nhưng từ lúc nghe về chuyện này, mỗi lần đi mua phân, tôi lại canh cánh lo. Bón phân rồi giờ phải chờ cả tuần, nửa tháng sau, thấy cây không bị ảnh hưởng gì mới thở phào nhẹ nhõm.
Phân bón là vật tư quan trọng, chiếm 50-70% chi phí trong sản xuất nông nghiệp, cũng vì thế mà chất lượng phân bón đang là vấn đề gây khá nhiều bức xúc hiện nay. Theo kết quả kiểm tra giám sát thị trường năm 2013 do Trung tâm khảo, kiểm nghiệm phân bón quốc gia - Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiến hành, tỷ lệ phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng hiện chiếm tới 30,3%. Tỷ lệ sản phẩm không đạt chất lượng so với thành phần định lượng công bố trên nhãn mác cũng chiếm tới 51,3%...
Tình trạng phân bón kém chất lượng đã gây những hệ lụy không nhỏ khi ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính. Sử dụng phân bón kém chất lượng cũng được xác định là một trong những nguyên nhân gây lãng phí khoảng hai tỷ USD mỗi năm do làm cây trồng kém hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, sự xuất hiện ngày một nhiều của phân bón kém chất lượng trên thị trường hiện nay một phần là do công tác quản lý. Chúng ta đã cấp phép quá đơn giản, do vậy nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa có đủ điều kiện cần thiết, làm ra mặt hàng kém chất lượng vẫn được tham gia sản xuất, kinh doanh gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng phân bón và chưa thực hiện được việc quản lý chất lượng ngay từ đầu ra. Việc quản lý phân bón theo danh mục cũng không còn phù hợp khi vừa mất thời gian khảo nghiệm, khó khăn cho việc tra cứu (có hơn 5.000 loại phân bón có trong danh mục), vừa không truy xuất được nguồn gốc dẫn tới hiệu quả quản lý thấp. Hơn nữa, do hệ thống sản xuất phân bón phân bố chưa hợp lý, các vùng, miền có nhu cầu lớn như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên lại không có các nhà máy sản xuất lớn. Do đó, giá thành sản phẩm bị đẩy cao do chi phí vận chuyển lớn, tạo điều kiện cho sản phẩm kém chất lượng, giá thành rẻ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
“Phao” cho phân bón “chuẩn”
Để siết chặt quản lý chất lượng các sản phẩm phân bón, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2014. Tháng ba vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này, đồng thời, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định, dự kiến ban hành trong tháng 4.
Theo ông Phùng Hà – Cục trưởng Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, đối với Nghị định 202/2013/NĐ-CP, Bộ Công Thương dự định sẽ triển khai hai thông tư. Thông tư thứ nhất sẽ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định, thông tư thứ hai sẽ quy định chi tiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nghị định. Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định sẽ bao gồm một số điểm, thứ nhất là điều kiện về sản xuất phân bón, thứ hai là điều kiện kinh doanh phân bón, thứ ba là điều kiện nhập khẩu phân bón và thứ tư là các điều kiện về công bố các phòng thí nghiệm đủ điều kiện để phân tích phân bón. Đối với Thông tư quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của phân bón, Bộ Công Thương được giao trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của phân vô cơ.
Ông Phùng Hà khẳng định thêm, Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ là một bước tiến rất xa so với các Nghị định cũ về quản lý phân bón. Với các quy định của Nghị định này, ngành phân bón đã trở thành ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện. Trước đây, hiện trạng phân bón rởm, phân bón giả và kém chất lượng hoành hành. Sự ra đời của Nghị định này đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện về sản xuất, điều kiện về kinh doanh và về nhập khẩu. Riêng đối với vấn đề nhập khẩu, cùng với Nghị định 202/2013/NĐ-CP và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thì tình hình sản xuất và cung ứng phân bón giả, phân bón rởm chắc chắn sẽ giảm mạnh trong cả nước.
Ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP, theo ông Nguyễn Văn Bộ, chúng ta cũng cần phải quy hoạch lại hệ thống nhà máy sản xuất, hệ thống cung ứng phân bón sao cho thật sự hợp lý, từ đó giảm giá thành, giúp sản phẩm phân bón có đủ sức cạnh tranh. Cụ thể, nếu sản xuất trong nước thì phải sắp xếp cho phù hợp, làm sao tiện lợi nhất cho vận chuyển và giảm chi phí. Nếu nhập khẩu thì phải điều chỉnh hệ thống cảng nhập, có thể nhập từ TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng nhưng phải điều tiết sao cho lượng nhập về tương đối hài hòa nhu cầu sử dụng tại chỗ để giảm tối đa chi phí vận chuyển ngược.
Năm 2014, dự kiến nhu cầu sử dụng phân bón trong nước là 10,425 triệu tân, trong đó sản xuất trong nước đáp ứng được gần tám triệu tấn (hai triệu tấn ure, 250 nghìn tấn DAP; 1,85 triệu tấn phân lân; 3,7 triệu tấn NPK và nhập khẩu 2,47 triệu tấn.
Giá phân bón ngày 27/7, điều chỉnh giảm 10.000 đồng/bao đối với phân urê
Diễn biến thị trường phân bón thế giới và trong nước tháng 6/2018
Giá phân bón hôm nay 14/12: Thị trường trầm lắng, cao nhất 1,11 triệu đồng/bao
Giá phân bón hôm nay 24/9: Đi ngang sau phiên biến động nhẹ