Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

Các thuật ngữ trên bao bì phân bón

 

Ngày nay phân vô cơ sử dụng cho cây trồng chiếm trên 95% tổng lượng dinh dưỡng. Việc xuất hiện nhiều chủng loại từ phân đơn, phân hỗn hợp, phân đa dinh dưỡng, phân trung lượng, phân vi lượng trên thị trường và việc ghi bằng thuật ngữ khoa học trên các vỏ bao sản phẩm thường "đánh đố" nông dân.

 

Bởi vậy, hiểu biết các thuật ngữ sẽ giúp ích cho việc lựa chọn sử dụng hiệu quả các loại phân bón.

 

Phân hóa học, phân khoáng gọi chung là phân vô cơ là những hợp chất ở dạng hóa học chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

 

 

Các loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân supe lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, vi lượng. Phân khoáng là các loại phân như lân nung chảy, vôi và một số loại phân không chế biến theo công nghệ hóa học.

 

Đầu tiên là phân đạm là tên gọi chung của các loại phân cung cấp đạm kí hiệu là N. Có hai loại phân đạm thường gặp là phân Urê và đạm sunphat. Phân Urê thường có kí hiệu %N trung bình đó là 46% đạm nguyên chất. Đạm sunphat được kí hiệu là SA có 21% N và 23% lưu huỳnh (S).

 

Phân kali được kí hiệu là K, có hàm lượng kali nguyên chất được tính dưới dạng K2O và được ghi trên bao bì là % K2O. Phân kali sunfat kí hiệu là K2SO4 có kí hiệu trên bao bì là 45-50% K2O và 18% S dạng tinh thể ít vón cục và dùng nhiều có thể tăng độ chua cho đất.

 

Phân bón trung lượng Ca hoặc CaO thường được kí hiệu %CaO hoặc Ca+2, magie được kí hiệu trên bao bì là %MgO hoặc Mg, silic có công thức hóa học là SiO2 được kí hiệu là % Si đây là thành phần quan trọng của lúa, ngô, mía và dứa.

 

Phân bón vi lượng gồm 6 dưỡng chất chính là kẽm (Z), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn) thường được kí hiệu trên bao bì là tỉ lệ % hoặc chỉ kí hiệu chung là TE. Với một ví dụ cụ thể như trên bao bì có kí hiệu NPK 16.16.8+13S điều này có nghĩa là phân có chứa tỉ lệ 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S.

 

*TE chính là chữ viết tắt của 2 từ tiếng Anh “Trail Elementary”, điều này có nghĩa là nguyên tố vi lượng, chỉ có vết trong phân tích hóa học, không cân đo được bằng lượng.

 

TE chỉ được hiểu và có tác dụng khi trên bao bì sản phẩm được ghi là chất vi lượng gì và hàm lượng dinh dưỡng có bao nhiêu ppm hoặc tỷ lệ % của từng nguyên tố vi lượng.

 

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất là tỷ lệ % của các yếu tố dinh dưỡng càng cao thì hàm lượng nguyên chất của chất ấy cũng cao và ngược lại tỷ lệ % thấp thì hàm lượng nguyên chất của chất dinh dưỡng ấy cũng thấp.

 

Bà con nông dân sau khi lựa chọn phân bón của các thương hiệu có uy tín thì nên căn cứ vào những chú dẫn về tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được ghi trên vỏ bao bì sản phẩm để xác định đúng loại phân bón mà mình cần dùng.

 

Không nên mua các loại phân bón có hàm lượng chất dinh dưỡng ghi trên bao bì không rõ ràng, tỷ lệ % cũng như các yếu tố dinh dưỡng thấp để tránh tình trạng mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng.

 

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA