Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

Bệnh loét sọc miệng cạo cây cao su mùa mưa

 

Hiện nay, do chi phối bởi giá cao su nên việc chăm sóc vườn cây thường ít được quan tâm đầu tư dẫn đến sức đề kháng của cây yếu, đây là điều kiện để bệnh phát sinh dịch. Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa mưa là bệnh loét sọc mặt cạo cao su. Bệnh đã làm giảm sản lượng mủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tái tạo vỏ mới của cây, làm khó khăn cho việc cạo mủ trên vỏ tái sinh sau này.

 

 

 

Triệu chứng:

 

- Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Lúc đầu vết bệnh là những sẹo nhỏ màu nâu nhạt, hơi lõm trên đường cạo và chạy dọc song song với thân cây.

 

- Khi bị nặng, từ lớp vỏ tái sinh, mủ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối. Bệnh ăn sâu vào lớp gỗ lan dọc theo mạch dẫn trên thân làm mạch dẫn cũng hóa nâu, hạn chế khả năng tiết mủ, làm giảm sản lượng mủ.

 

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

 

- Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

 

- Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Bệnh được lan truyền bằng động bào tử của nấm qua nước mưa, gió, qua dao cạo mủ... Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su rậm rạp, có ẩm độ cao và mát.

 

- Bệnh cũng thường xuất hiện ở vườn bón thừa phân đạm, nhưng lại thiếu các biện pháp phòng ngừa như bôi thuốc, bôi vaseline chống ướt trong mùa mưa. Chế độ cạo quá dày (do không dùng chất kích mủ để giảm số lần cạo), cạo phạm vào gỗ, cạo khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa… cũng là một trong các điều kiện thuận lợi để bệnh xâm nhập.

 

- Mức độ nhiễm bệnh khác nhau ở các giống cao su.

 

Một số biện pháp phòng trị:

 

- Khi trồng mới, nên chọn một số giống ít nhiễm bệnh để trồng.

 

- Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, để tạo sự thông thoáng trong vườn cây. Không tạo tán cây cao su quá thấp.

 

- Ngăn không cho nước mưa từ vườn khác chảy vào vườn cao su.

 

- Bón phân tránh bị dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. 

 

- Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp (quá gần mặt đất) vì như vậy dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa.

 

- Sử dụng chất kích thích mủ Sagolatex 2.5PA, để làm giảm số lần cạo cũng là biện pháp hạn chế nhiễm bệnh.

 

- Định kỳ vệ sinh mặt cạo, miệng cạo và quét thuốc Ridomil, Treppech Bul 607SL hoặc Mexyl MZ 72WP.

 

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện cây bệnh và xử lý thuốc kịp thời. Những cây bị bệnh, được đánh dấu và nghỉ cạo, quét thuốc cho đến khi khỏi bệnh mới cạo lại, nhằm tránh lây lan sang các cây khác qua dao cạo.

 

Lưu ý: trước khi quét thuốc điều trị, cần vệ sinh mặt cạo và miệng cạo, bằng cách dùng dao sắc gọt nhẹ phần vỏ đã bị nhiễm bệnh rồi quét thuốc lên.

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA