Chào mừng bạn đến với website chúng tôi!
  • Phân bón chuyên cây cao su
  • Phân bón chuyên dùng cho cây lúa
  • sile 15
  • slide 09
  • slide 08
  • slide 07
  • slide 06
  • slide 05
  • slide 04
  • slide 03
  • slide 02
  • slide 01
  • slide 10
Hotline: 0915 555 444
[email protected]
Phân tích thị trường
Hình ảnh hoạt động
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Cán bộ công nhân viên du lịch Trung Quốc 2024
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham dự hội nghị thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Buổi lễ công bố thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh tham gia buổi lễ công bố thương hiệu-nhãn hiệu uy tín 2023
  • Công Ty Phân Bón Đất Xanh nhận chứng nhận thương hiệu - nhãn hiệu uy tín 2023
  • Nhà máy mới
  • Cán bộ nhân viên về thăm nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới
  • Nhà máy mới 1
  • Giám đốc thăm nhà máy
Hỗ trợ trực tuyến
  • TỔNG GIÁM ĐỐC:                    0915.555.444 

  • PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC:             0942.555.444

  • GIÁM ĐỐC KINH DOANH :         0948.555.444

  • PHÒNG KẾ TOÁN:                    0938.555.444

  • VĂN PHÒNG CÔNG TY:             0968.555.444

  • Email: [email protected]

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau vụ thu hoạch

Sau khi thu hoạch, cây cà phê bị mất sức sinh trưởng rất nhiều và cần có thời gian phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu trái… điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê mùa vụ tiếp theo.

Ở Tây Nguyên, mùa khô thường kéo dài từ tháng 11- tháng 4 hàng năm. Bước vào đầu mùa khô sẽ có những đợt gió lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp hơn nhưng vào giữa và cuối mùa khô, xuất hiện nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đây lại là giai đoạn cây cà phê bắt đầu phân hóa mầm hoa, nở hoa và quả non phát triển, giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất và chất lượng của cà phê. 

Vì vậy để giúp bà con có các biện pháp, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao nhất, cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng đảm bảo và đặc biệt  tăng thu nhập kinh tế cho người dân. Sau đây là một số kỹ thuật cơ bản chăm sóc cây cà phê sau thu hoạnh.

1. Cắt tỉa cành cây cà phê sau thu hoạch

Cây cà phê cần phải có thời gian phân hóa mầm hoa sau khi thu hoạch (siết nước) như vậy tỷ lệ đậu quả đạt cao,người dân cần đốn đau kể kích thích cây cà phê ra hoa, đậu quả.

Cần tỉa những cành khô, lá héo,cành tổ quạ, cành chân vịt, cành già, cành sâu bệnh, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt sẽ không làm cành bị xước. Xác định vị trí cắt sao cho thích hợp để có được bộ tán cân đối, tập trung dinh dưỡng nuôi quả đạt hiệu quả cho năng suất cao.

2. Bón phân cho cây cà phê

Cây cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ bị mất đi phần lớn dinh dưỡng, làm cây suy kiệt. Vì thế việc bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau rất quan trọng.

Việc bón phân vào mùa khô rất quan trọng, giúp cây cà phê có đủ chất dinh dưỡng để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa nhanh, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và nuôi dưỡng trái non.

Cây cà phê có khả năng cho năng suất rất cao nếu thỏa mãn các điều kiện sinh thái, đất đai và nguồn phân bón đúng cách hợp lý, hệ thống tưới tiêu tốt. Nếu trong cùng điều kiện sinh thái như nhau, những vườn được cung cấp phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn.

Phương pháp bón phân khoa học hiệu quả

Bón phân trực tiếp vào đất, quanh gốc cây cà phê, trước khi bón phân cần phải làm sạch cỏ dại.

Đối với loại cây cà phê mới trồng khoảng 1 năm tuổi, bón lót hỗn hợp phân chuồng cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán cây, cách gốc khoảng 15 - 20cm, bón phân vào rãnh sau đó lấp đất sâu từ 3 - 5cm.

Đối với loại cây cà phê trồng năm thứ 2 trở đi, áp dụng phương pháp bón phân rải đều theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng khoảng 15 - 20cm theo mép tán lá, sau đó xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất quanh gốc cây.

Lưu ý bón phân cho cây cà phê

Để bảo toàn được lượng phân bón không bị ảnh hưởng bới các yếu tố bên ngoài môi trường như: bay hơi khi gặp nắng, không bị xói mòn khi gặp mưa to, đất đồi dốc và cây cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi lên lá) bên cạnh đó cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cà phê. Ngoài ra, cần bón phân đúng vào thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất, chú ý không nên chờ để bón theo mưa.

Cần bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với việc tưới nước đợt 1 hoặc đợt 2, bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó để cây có thể hấp thu nhanh chất dinh dưỡng nuôi cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Phân bón đa lượng

- Đạm rất cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, giúp cây cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả phát triển nhanh. Nếu thiếu đạm trong mùa khô sẽ làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ , năng suất và chất lượng quả cà phê thấp.

-Lân là một trong những yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, nâng cao lượng hoa và quả. Nếu thiếu lân ở giai đoạn này, thì quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng hoặc chậm ra hoa, tỷ lệ đậu quả sẽ rất thấp, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê. Trời nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô sẽ  làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, dẫn đến tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất quan trọng và cần thiết.

-Kali sẽ là yếu tố giúp tăng tỷ lệ kết quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết thất thường. Thiếu kali lá cây cà phê sẽ mỏng,mép lá khô, lá già sẽ nhanh rụng, nguy hiểm là sẽ rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân cao, năng suất và chất lượng giảm thấp.

Bón phân trung, vi lượng

Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh,  canxi, magiê là rất cần cho cà phê trong mùa khô, giúp cho nở hoa tốt, tỷ lệ kết quả cao, năng suất chất lượng tăng cao.

- Thiếu lưu huỳnh, lá sẽ non mỏng, giòn lá, lá chuyển vàng.

- Thiếu magiê, canxi, dễ gãy cành,cây yếu, rụng quả cho năng suất thấp.

- Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng,bo,  mangan,molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. ngoài gia các nguyên tố vi lượng này còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và chịu được nắng nóng trong mùa khô kéo dài. Khi thiếu các nguyên tố vi lượng này , cây sẽ  cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn chậm phát triển, khả năng đậu quả thấp, sâu bệnh xuất hiện nhiều, năng suất và chất lượng thấp.

Phân bón NPK 20-5-6+S+Bo+TE của Công ty Cổ phần SX-TM phân bón Đất Xanh là sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho mùa khô sau thu hoạch. Nhằm phục hồi tính chất lý hóa của đất, cải thiện đặc tính sinh học cho đất, kết hợp cân đối chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây cà phê và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non phát triển tốt nhất đạt hiệu quả cao cả về năng suất cùng với chất lượng hạt cà phê cho thu hoạch.

Lượng dùng: sử dụng lượng phân bón  200 – 300 g/cây/lần và khoảng từ 100 – 200 kg/ha đất trồng cây cà phê.

 Cách dùng: Rải đều phân bón quanh tán cây, sau khi rải tưới nhiều nước để cây hấp thu chất dinh dưỡng nhanh.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê sau thu hoạch

Cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như: rỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt bệnh rệp sáp rất phổ biến.

Người dân cần phải theo dõi thường xuyên để phun thuốc ngay khi phát hiện có sâu bênh tránh để tình trang bệnh dịch phát triển nhanh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt . Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy nên  phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít nên phun thuốc Cypermap 10EC.

 

 

Đối tác
  • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • phân bón bình việt
  • Liên minh hợp tác xã Việt Nam
  • PHÂN BÓN SONG MÃ
  • PHÂN BÓN   ĐẦU NGỰA